1. Nhựa PE là gì?
Nhựa PE là một loại nhựa polyethylene, có cấu trúc phân tử đơn giản và dễ tái chế. Nó được sản xuất từ monomer ethylene và có các đặc tính như độ bền cao, độ mềm dẻo và khả năng chịu lực tốt.
Nhựa PE là loại nhựa có bề mặt bóng loáng nên được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, khả năng chống chịu nhiệt của nó cũng cao, lên tới 230 độ C.
Ngoài ra, nhựa PE còn không dẫn điện, có thể cách nhiệt, chống nước, hơi nước và chống khí tốt. Với những đặc điểm này, đây là loại nhựa rất được ưa chuộng, với sản lượng tiêu thụ lên đến 60 triệu tấn nhựa PE trên toàn thế giới, trong nhiều lĩnh vực như sản xuất hàng hóa, công nghiệp, phụ kiện đường ống nước, phụ kiện ngành điện, in ấn…
2. Phân loại các loại nhựa PE
Có nhiều loại nhựa PE khác nhau, bao gồm:
2.1 Nhựa VLDPE (Very Low-Density Polyethylene)
VLDPE cũng là chất liệu thuộc họ nhựa PE. Tuy nhiên, tỷ trọng của PE có trong chất liệu này rất thấp (khoảng 0,880 đến 0,915g/cm3) được xem là thấp nhất trong các loại nhựa PE.
Chúng là chất rắn vô định hình, có tính mềm dẻo cao và có độ dai tốt.
Với những đặc điểm này, chúng được ứng dụng trong việc sản xuất các loại màng căng, màng co, gang tay bảo hộ, ngoài ra còn được dùng để lót các hồ, hầm chứa.
2.2 Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene)
Nhựa LDPE có tỷ trọng nhựa PE cao hơn so với nhựa VLDPE(0.910 - 0.940 g/cm3). Chất liệu nhựa này có đặc tính là chống ăn mòn hóa học tốt, cách điện cao, khả năng hấp thụ nước ít. Vì vậy, chúng được ứng dụng trong việc sản xuất linh kiện máy tính, trong các phòng thí nghiệm, sản xuất công nghiệp…
2.3 Nhựa LLDPE (Linear Low-Density Polyethylene)
Nhựa LLDPE có tỷ trọng rất thấp, trong khoảng 0,910 - 0,925 g/cm³. Loại nhựa này có đặc điểm là trọng lượng nhẹ, dẻo dai, khả năng chống va đập tốt, dễ dàng trong việc làm sạch, không màu, không mùi, không vị, an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đặc biệt là khả năng chống rạn nứt cao.
Vì vậy chúng được ứng dụng nhiều trong sản xuất màng mỏng nhưng vẫn có độ dai, bền cao như: màng bọc thực phẩm, màng kính nông nghiệp, bao tải, phụ kiện nhà bếp, đồ chơi...
2.4 Nhựa MDPE (Medium-Density Polyethylene)
Với tỷ lệ thành phần PE trung bình (0.926-0.940 g/cm3), nhựa MDPE là chất liệu nhựa có khả năng chịu va đập tốt, đồng thời khả năng chống thấm, chống rò rỉ cũng cao. MDPE được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như: sản xuất ống dẫn khí, phụ kiện, gia công các loại bao tải, màng bao bì,… Đây cũng là một trong những loại nhựa được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất tại thị trường Việt Nam hiện nay.
2.5 Nhựa HDPE (High-Density Polyethylene)
Chất liệu nhựa HDPE có tỷ trọng PE cao: 0.941 - 0,965 g/cm³. Đây được coi là một trong những chất liệu nhựa đa dụng nhất vì những lý do sau: dễ dàng nấu chảy và đúc, trọng lượng nhẹ, tính chống ăn mòn cao, độ bền và tuổi thọ cao, khả năng chống thấm tốt và dễ dàng tái chế.
Chất liệu này được ứng dụng để sản xuất nên thùng phuy, thùng chứa công nghiệp, các loại chai đựng sữa,nước trái cây, nắp đóng gói thực phẩm, thùng đựng rác, đồ chơi, chất tẩy rửa...
2.6 Nhựa XLPE (Crosslinked Polyethylene)
Chất liệu này có tỷ trọng PE là 0.9 g/cm3. Chúng sở hữu đặc điểm là có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt tốt, kháng điện, chống nước, chống thấm, kháng hóa chất đều được đánh giá cao.
Ứng dụng của nhựa XLPE thường thấy nhất chính là hệ thống ống nước xây dựng, đường ống, vật liệu cách nhiệt cho cáp điện áp cao, ống đồng trong ống nước.
2.7 Nhựa HDXLPE (High-Density Crosslinked Polyethylene)
Đây là loại nhựa có tỷ trọng và khâu mạch cao, đặc biệt chúng có liên kết chéo với mật độ lớn, chống dẫn điện và chống thấm rất tốt. Chúng cũng có khả năng tự phục hồi, chịu va đập tốt, chống hóa chất và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, loại nhựa này cũng dễ gia công bởi đặc tính có độ nhớt dễ thay đổi theo nhiệt độ.
Chất liệu này được ứng dụng để sản xuất các loại ống, dây, màng nhựa, phụ kiện như: cáp điện, vật chứa như: thùng chứa, bồn chứa.
3. Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống hiện nay
Nhựa PE ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
- Bao bì và đóng gói.
- Ống và ống dẫn, ống đồng.
- Đồ chơi và đồ gia dụng.
- Dây cáp và cáp điện.
- Làm lót cho hồ bơi và bể chứa nước.
4. Ưu và nhược điểm của nhựa PE
4.1 Ưu điểm của nhựa PE
- Tính linh hoạt và mềm dẻo.
- An toàn cho sức khỏe của con người và không gây hại cho môi trường sống.
- Khả năng chống hóa chất, chống thấm, một số loại có thể chống dẫn điện.
- Dễ tái chế và tái sử dụng.
- Giá thành phải chăng.
4.2 Nhược điểm của nhựa PE
- Khả năng chống nhiệt và chịu va đập không quá cao.
- Dễ bị tác động của tia cực tím ánh sáng UV.
5. Nhựa PE có an toàn không?
Nhựa PE được coi là an toàn khi sử dụng trong môi trường gia dụng hàng ngày. Nó không chứa các chất độc hại và không gây hại khi tiếp xúc trong điều kiện bình thường, trong nhà.
6. Lưu ý khi sử dụng nhựa PE
Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời trực tiếp để tránh làm giảm tính linh hoạt và độ bền của nhựa PE.
Khi thải các sản phẩm làm từ nhựa PE ra ngoài môi trường, bạn nên phân loại cẩn thận và tái chế đúng cách để bảo vệ môi trường.
Nhựa PE được ứng dụng rất trong đời sống hàng ngày. Việc hiểu rõ về các chất liệu nhựa PE, ưu và nhược điểm cũng như mức độ an toàn khi sử dụng chúng sẽ giúp bạn sử dụng chất liệu này một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng trong công việc và cuộc sống.